Nặn mụn hay lấy nhân mụn – những điều cần biết

351

Nặn mụn hay lấy nhân mụn – Những điều cần phải biết!

Lấy nhân mụn là gì?

Lấy nhân mụn là hành động sử dụng tay hay các dụng cụ để đưa nhân mụn trứng cá ra ngoài. Việc lấy nhân mụn bằng tay thường được gọi là nặn mụn.

Mặc dù đây là việc lấy nhân mụn có thể bằng tay, có thể làm tại nhà… nhưng nhưng khái niệm lấy nhân mụn thường khiến người ta liên tưởng đến cách lấy nhân mụn bằng các dụng cụ y khoa chuẩn, được thực hiện bởi các chuyên gia và không để lại các tổn thương, nhiễm trùng cho da hay biến chứng như sẹo mụn hay thâm mụn.

Lấy nhân mụn có thể tính là một cách trị mụn, đối với mụn trứng cá thể nhẹ nhưng có thể chỉ là một bước trong một liệu trình trị mụn phức hợp đối với mụn trứng cá thể nặng.

Nặn mụn là gì?

Nặn mụn là hành động sử dụng tay để bóp hoặc nặn vào vùng bị mụn nhằm làm nhân mụn trồi ra ngoài.

Mặc dù nặn mụn cũng là một cách lấy nhân mụn, nhưng khái niệm này thường khiến người ta liên tưởng đến việc sử dụng tay bóp nặn mụn một cách tùy tiện, dễ gây ra tổn thương, nhiễm trùng cho da và để lại di chứng như sẹo mụn hoặc thâm mụn.

Hiểu biết đầu tiên: Không phải mụn nào cũng nặn được

Không phải lúc nào cũng nặn được mụn
Không phải lúc nào cũng nặn được mụn

Quy tắc đầu tiên của việc nặn mụn phải nhận thức được là: không phải mụn trứng cá nào cũng nặn được.

Tự nặn mụn có thể rất thú vị tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng tốt cho làn da của bạn.

Bạn cần biết những mụn đã chín có thể nặn và những cái nào nên để nguyên.

Quan trọng nhất, bạn cần biết cách nặn mụn mà không để lại vết thâm đỏ hay tổn thương cho da.

Hãy cùng nhau tìm hiểu để biết tất cả những câu trả lời đó và hơn thế nữa.

Khi nào nên để yên không đụng vào da mặt của bạn?

Trước khi bước vào phần chính, điều quan trọng là phải nhận ra các dấu hiệu cho thấy làn da của bạn không phù hợp với việc kích thích như nặn bóp hay chọc vào.

Bác sĩ da liễu Choi Hong Jin ở Viện Da liễu Namira Hàn Quốc giải thích: “Khi bạn bóp da để đẩy nhân mụn ra, bạn có thể đang tạo ra một vết rách trên da, vết rách này khi lành lại có thể để lại sẹo”.

Trong khi một số nhân mụn có thể được lấy ra một cách an toàn, việc nặn những mụn khác có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng nếu bạn nặn một cách tùy tiện hoặc thậm chí kể cả là chuyên gia nặn nếu chủ quan.

Bạn cần tránh nặn mụn hoàn toàn đối với bất kỳ nốt mụn nằm sâu dưới da như mụn bọcmụn nang hoặc mụn gây đau đớn, sưng đỏ. Dấu hiệu cho thấy chúng chưa sẵn sàng cho việc nặn mụn là sưng tấy, chạm vào rất đau và không nhìn thấy đầu mụn.

Không chỉ không có gì để nặn mụn từ ​​những loại mụn này, mà việc cố gắng làm bật chúng có thể dẫn đến sưng tấy, đỏ lâu hơn và tồi tệ hơn.

Ngoài ra, bạn có thể gây ra vết thâm hoặc vảy, khiến nó nhìn nổi bật và mất thẩm mỹ hơn cả tình trạng mụn ban đầu.

Đối với những loại mụn viêm có mủ lỏng nằm sâu dưới da, bác sĩ da liễu có thể dẫn lưu mủ bằng cách dùng kim tiêm chích vào nhân mụn và hút mủ ra. Tất nhiên việc này bạn không nên và không thể tự làm tại nhà.

Khi nào bạn có thể tự nặn mụn?

Bác sĩ da liễu Choi Hong Jin ở Viện Da liễu Namira Hàn Quốc cho biết: “Tôi không khuyên bạn nên cố gắng nặn bất kỳ loại mụn nào ngoài mụn đầu đen

Park Sang Gun, giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và lâm sàng về da liễu tại Viện thẩm mỹ Namira ở Seoul, giải thích: “Mụn đầu đen về cơ bản là lỗ chân lông giãn ra chứa đầy bã nhờn [dầu tự nhiên của da].”

Ông cho biết thêm mụn đầu đen có thể dễ dàng được nặn mụn tại nhà vì chúng thường có lỗ mở rộng trên bề mặt.

Một số người nói rằng việc tự mình nặn mụn đầu trắng là an toàn, nhưng ông Park thì không hoàn toàn cho là như vậy.

Theo ông Park, mụn đầu trắng thường có bề mặt nhỏ hơn và bịt kín. Điều này có nghĩa là lỗ chân lông cần được mở ra trước khi bạn cố gắng lấy những gì bên trong. Việc này cũng sẽ có rủi ro nhất định.

Sẽ an toàn hơn nếu để việc đó cho các chuyên gia thẩm mỹ chuyên nghiệp làm để tránh làm tổn thương cho da.

Làm thế nào để có thể tự nặn mụn?

Làm thế nào để tự nặn mụn
Làm thế nào để tự nặn mụn

Các bác sĩ da liễu và chuyên gia thẩm mỹ thường không khuyến khích mọi người tự nặn mụn tại nhà. Nhưng nếu bạn thực sự muốn làm, hãy làm thật đúng cách.

Bác sĩ Choi khuyên bạn nên làm điều đầu tiên: “Đừng chăm sóc da mặt ngay trước khi đi ngủ. Bạn có nhiều khả năng vô tình làm tổn thương da khi đang ngủ say.” Điều này nghĩa là việc nặn mụn nên được làm lúc bạn tỉnh táo.

Bạn hãy bắt đầu bằng việc nhẹ nhàng làm sạch da và tẩy tế bào chết để làm mềm da nhằm giúp toàn bộ quá trình dễ dàng hơn nhiều.

Xông hơi da cũng rất cần thiết để làm mềm các chất trong lỗ chân lông. Làm điều này bằng cách tắm vòi sen, chườm ấm hoặc đơn giản là úp mặt vào một bát nước nóng.

Tiếp theo, rửa tay thật sạch và tốt nhất là nên sát trùng bằng rượu hoặc cồn. Điều này giúp ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn chuyển ngược vào lỗ chân lông của bạn trong quá trình nặn mụn.

Mặc dù bạn có thể sử dụng ngón tay trần để nặn mụn, nhưng tốt hơn hết là bạn nên quấn chúng bằng khăn giấy, đeo găng tay hoặc dùng hai đầu tăm bông để ép mụn ra.

Bác sĩ da liễu Choe Dae Han tại Viện Thẩm mỹ Namira ở Busan, khuyên rằng thay vì bóp vào hai bên mụn, hãy ấn nhẹ xuống.

Tốt nhất, bạn chỉ làm điều này một lần. Nhưng bạn có thể thử tổng cộng hai hoặc ba lần, di chuyển các ngón tay của bạn xung quanh khu vực đó.

Nếu không có gì xuất hiện sau ba lần thử, hãy để lại bỏ lại nó và tiếp tục sang vị trí mụn khác. Và nếu bạn thấy dịch trong suốt hoặc máu xuất hiện thay vì nhân mụn, hãy ngừng nặn ngay.

Nặn mụn có thể hơi khó chịu. Điều này không sao cả, nhưng nếu nặn mụn khiến bạn bị đau thì hoàn toàn không nên. Bạn nên ngưng nặn mụn nếu thấy đau.

Vết mụn đã được nặn ra đúng cách thoạt đầu có thể ửng đỏ nhưng sẽ bắt đầu lành nhanh hơn mà không có dấu hiệu kích ứng.

Những loại mụn trứng cá khó nhằn có thể cần đến sự trợ giúp của dụng cụ nặn mụn hoặc thậm chí là kim – nhưng tốt nhất những loại mụn này bạn nên để những người có chuyên môn được đào tạo làm.

Bác sĩ Choe cho biết bạn thường không phải làm gì nhiều sau khi nặn mụn. Hãy chờ cho đầu mụn se vào thì thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không có mùi thơm là đủ để dưỡng ẩm và làm dịu da.

Bạn cũng có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ nếu vùng đó bị hở hoặc còn nguyên. Tránh sử dụng các loại kem đặc, nặng hoặc các sản phẩm có chứa axit để ngăn ngừa kích ứng và tắc nghẽn thêm.

Hoặc đơn giản hơn, tốt nhất bạn nên để yên đó cho đến ngày hôm sau.

Khi nào nên để chuyên gia nặn mụn cho bạn?

Khi nào cần chuyên gia nặn mụn
Khi nào cần chuyên gia nặn mụn

Bác sĩ Choi giải thích: “Khi bạn đè lên mụn, không phải lúc nào mụn cũng có thể trồi ra ngoài.

“Nhiều lúc, mụn sẽ vỡ hoặc bung vào phía bên trong và khi chất sừng bị đùn ra nơi không mong muốn, phản ứng viêm và tổn thương thêm có thể xảy ra, bao gồm cả sẹo mụn.”

Cô ấy tin rằng tất cả các nốt mụn bọc nên được để cho các chuyên gia xử lý. Đặc biệt, cô ấy nhận ra rằng có một số loại mụn nhất định chỉ có thể được điều trị thành công khi có sự trợ giúp của chuyên gia.

Mụn viêm, chẳng hạn như mụn mủ hay mụn bọc, tốt nhất nên được chuyên gia lấy ra vì có thể phải dùng dụng cụ sắc bén để có thể tiếp cận nhân mụn ở sâu bên trong mà gây ít tổn thương lên da nhất.

Việc cố gắng nặn các loại mụn này tại nhà có thể khiến vi khuẩn lây lan sang các bộ phận khác trên khuôn mặt và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn mủ hiện có.

Tương tự như vậy, bạn đừng bao giờ cố gắng tự nặn mụn hạt kê tại nhà. Chúng có thể trông giống như mụn đầu trắng, nhưng cứng hơn và thường cần một dụng cụ dạng lưỡi sắc để loại bỏ.

Nói tóm lại, ngoại trừ mụn đầu đen hở đầu, các loại mụn khác nhất là mụn viêm thì hãy để bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ lấy nhân mụn để tránh những kích ứng không đáng có.

Làm thế nào để tìm một chuyên gia nặn mụn?

Các chuyên gia thẩm mỹ thường sẽ thực hiện lấy nhân mụn như một phần của quá trình chăm sóc da mặt.

Nếu có thể, hãy cố gắng tìm một chuyên gia thẩm mỹ có kinh nghiệm vài năm. Bạn cũng có thể hỏi gia đình và bạn bè để được giới thiệu.

Hoặc đơn giản hơn là bạn có thể đến bất kỳ spa hay thẩm mỹ viện nào đó. Các chuyên viên ở các spa, thẩm mỹ viện đa phần đều có kỹ năng lấy nhân mụn chuyên nghiệp. Chi phí cũng khá rẻ, chỉ vài trăm nghìn đồng nếu ở Việt Nam.

Bạn có thể gặp bác sĩ da liễu để được lấy nhân mụn. Tuy nhiên, bác sĩ da liễu sẽ ít khi làm việc đó cho bạn mà sẽ để y tá làm. Bạn cũng nên chắc chắn rằng y tá làm cho bạn có kinh nghiệm và chứng chỉ trong vấn đề này.

Nếu thực sự muốn bác sĩ sẽ lẫy nhân mụn cho bạn, có lẽ bạn sẽ tốn chi phí hơn một chút. Ở Hàn Quốc, phí sẽ khoảng gần $150. Trong khi đó, các chuyên gia thẩm mỹ có xu hướng tính phí khoảng $80 cho một lần làm trên mặt.

Bạn có thể được gì từ một chuyên gia nặn mụn cho bạn?

Quy trình lấy nhân mụn này khá giống với quy trình nặn mụn bạn thực hiện ở nhà.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc trị mụn dạng theo toa hoặc các phương pháp điều trị khác, chuyên gia thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu có thể yêu cầu bạn ngừng sử dụng thuốc trong những ngày trước ngày hẹn lấy nhân mụn.

Tiếp tục sử dụng có thể làm tăng nguy cơ bị kích ứng khi thực hiện quy trình lấy nhân mụn mà không lường trước được.

Việc trang điểm thì hoàn toàn không thành vấn đề vì da bạn sẽ được làm sạch và xông hơi trước khi chuyên gia lấy nhân mụn cho bạn.

Chuyên gia sẽ đeo găng tay trong khi lấy nhân mụn và có thể sử dụng đến dụng cụ kim loại. Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ. Hãy cho nói ngay cho chuyên gia hay bác sĩ biết nếu bạn thấy đau quá mức.

Sau đó, bạn sẽ được thoa lên da các sản phẩm làm dịu, kháng khuẩn. Một số phòng khám sử dụng công nghệ như liệu pháp ánh sáng để làm dịu và sát khuẩn vùng da vừa mới lấy nhân mụn xong.

Nếu bạn được lấy nhân mụn trong một quy trình chăm sóc da bình thường, da của bạn có thể nổi mụn sau một hoặc hai ngày. Đây là một phản ứng được mong đợi (và tốt!), được gọi là thanh tẩy hay thải độc da.

Mặc dù vậy, về tổng thể, da không nên bị mẩn đỏ quá 24 giờ và các vết thâm do mụn cần phải bắt đầu lành lại sau đó.

Khi nào thì thực hiện lại việc lấy nhân mụn?

Việc lấy nhân mụn không hẳn chỉ cần làm một lần là xong. Nếu bạn không chăm sóc da đúng cách và đủ  mức thì lỗ chân lông có xu hướng tắc nghẽn trở lại, có nghĩa là bạn có thể cần điều trị thường xuyên.

Kim Yu Jin, bác sĩ thực tập tại Viện Da liễu Namira Hàn Quốc, khuyên bạn nên hạn chế lấy nhân mụn không quá một hoặc hai lần một tháng.

Tần suất lấy nhân mụn thưa ra như vậy cho phép lớp biểu bì, hoặc lớp trên cùng của da có thời gian lành và hồi phục, giảm thiểu viêm nhiễm hoặc chấn thương cho da.

Việc lấy nhân mụn cho dù với tần suất thưa thì cũng không hoàn toàn là điều tốt. Ngay sau khi lấy nhân mụn, hãy áp dụng những biện pháp ngăn ngừa lên mụn như sau:

  • Thực hiện quy trình chăm sóc da chuẩn đúng cách không để bít tắc lỗ chân lông. Dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết thường xuyên là điều cần thiết.
  • Nếu da của bạn có dấu hiệu nhiễm độc hoặc mụn ẩn, hãy sử dụng vi kim sinh học để đào thải độc tố, thanh tẩy làn da. Việc này sẽ giảm xác suất da bị lên mụn sau đó, khiến bạn phải đi lấy nhân mụn thường xuyên.
  • Bạn cũng nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ kết hợp sử dụng các sản phẩm trà trị mụn, mát gan thải độc để ngăn ngừa việc tiết bã nhờn quá mức, dẫn đến nổi mụn.
  • Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm trị mụn lành tính từ thiên nhiên. Như kem dưỡng trị mụn Namira.
  • Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không gây dị ứng hoặc những mỹ phẩm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn
  • Có thể sử dụng mặt nạ đất sét hoặc bùn mỗi tuần một lần.

Tóm lược về việc nặn mụn hay lấy nhân mụn

Lời khuyên của các chuyên gia là bạn không nên tự nặn mụn tại nhà và việc này nên để các chuyên gia xử lý thì tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng với các loại mụn viêm như mụn mủ, mụn bọc, mụn nang.

Nhưng nếu bạn không thể đến hoặc không muốn đến phòng mạch hay spa, thẩm mỹ viện, hãy tuân thủ những lời khuyên ở trên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị mẩn đỏ, sưng tấy và để lại sẹo mụn hay thâm mụn.

Trong quá trình thực hiện, nếu có dấu hiệu kích ứng da, nên ngưng lại ngay lập tức và tìm sự hỗ trợ của các chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu. Việc cố chấp làm có thể dẫn đến những biến chứng như nhiễm trùng, sẹo mụn, thâm mụn.

Leave A Reply

Your email address will not be published.